KHÁI NIỆM THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG THEO AYURVEDA

KHÁI NIỆM THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG THEO AYURVEDA

Dinh dưỡng hiểu theo quan điểm Ayurveda

Dinh dưỡng đóng một vai trò trung tâm trong cuộc sống tuân theo Ayurveda. Ayurveda đặc biệt chú trọng đến “Ahara” (chế độ ăn uống) và” Anna “(thực phẩm) như một phương tiện để có cuộc sống tốt, mạnh khoẻ, và thịnh vượng. Bởi thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng giúp nuôi dưỡng cơ thể, tâm trí, và tâm hồn. Ayurveda khẳng định rằng, do khả năng tiêu hóa của mỗi người có thể khác nhau nên chất lượng và số lượng thức ăn phù hợp là rất cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh. Thực phẩm với số lượng vừa đủ sẽ mang lại thể lực, khí lực, làn da đẹp và nuôi dưỡng sức khỏe của các mô.

Là một hệ thống chăm sóc sức khỏe lâu đời với khoảng 6000 năm tuổi, Ayurveda khẳng định rằng, khoa học, triết học và tâm linh là những khía cạnh cần thiết cho một cuộc sống lành mạnh. Vì vậy, Ayurveda không chỉ được coi là một hệ thống y học toàn diện mà còn là một lối sống. Mỗi cá thể không thể tách rời khỏi môi trường xung quanh và là một “mô hình thu nhỏ” trong “mô hình vĩ mô”. Nói cách khác, với tư cách là một mô hình thu nhỏ, ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của các biến đổi môi trường rộng lớn. Mặc dù những thay đổi này có thể không rõ ràng bằng mắt thường, nhưng những khái niệm này đã giúp chỉ ra rằng, các cá nhân nên được đánh giá, đối xử trong bối cảnh sống quanh họ. Hay nói cách khác, để sống khỏe mạnh, một người phải sống hòa hợp với môi trường xung quanh và xây dựng một chế độ ăn uống để cân bằng các doshas (các dạng kết cấu của cơ thể).

Thật khó để hiểu dinh dưỡng Ayurveda theo quan điểm của phương Tây, nơi mà số lượng đồ ăn nạp vào được xác định bằng khẩu phần hoặc theo lượng calo. Năm 1992, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra 1 tiêu chuẩn chung toàn quốc để duy trì sức khỏe tốt dưới dạng kim tự tháp thực phẩm.  Các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác thường áp dụng tiêu chuẩn này.  Nó đã được điều chỉnh dựa trên các yếu tố về nguy cơ tim mạch và ung thư có sẵn vào thời điểm đó. Tiêu chuẩn này khuyến nghị giảm tổng lượng chất béo và tăng khẩu phần carbohydrate (bột đường) phức hợp bao gồm cả cơm, mì ống, rau và trái cây với hai phần thịt hoặc các chế phẩm từ động vật. Qua nhiều năm với một số kết quả nghiên cứu sau đó về việc gia tăng bệnh béo phì, người ta kết luận rằng kim tự tháp thực phẩm được khuyến nghị có rất nhiều hạn chế trong việc cung cấp nền tảng cho sự cân bằng cơ thể.

Trung tâm Xúc tiến và Chính sách Dinh dưỡng của Hoa Kỳ hiện đã đánh giá lại tiêu chuẩn chế độ ăn uống với hy vọng rằng, những thay đổi phù hợp và bao gồm chất béo không bão hòa đa và ngũ cốc nguyên hạt với số lượng cần thiết sẽ thay đổi biểu đồ. Sau đó, kim tự tháp mới đã được phổ biến rộng rãi (từ năm 2004) với những yêu cầu mới về chế độ ăn uống. Hầu hết các yêu cầu về chế độ ăn uống được xây dựng trên cơ sở dữ liệu nghiên cứu có sẵn về các bệnh mãn tính, các yếu tố nguy cơ tim mạch và ung thư tại thời điểm đó, sử dụng tỷ lệ cholesterol và mức chất béo trung tính làm các chỉ số về sức khỏe trên phạm vi rộng hơn.

Trái ngược với quan điểm về chế độ ăn kiêng của phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng về chế độ ăn kiêng, Ayurveda cho rằng một chế độ ăn uống có thể là ăn chay hoặc không ăn chay và khẩu phần nên được tùy chỉnh cho từng cá nhân theo nhu cầu riêng, thể trạng của cơ thể (dosha) và sức tiêu hóa (agnibal). Ngoài ra, chất lượng và đặc tính của thực phẩm như khó tiêu, dễ tiêu và lượng dầu cũng cần được xem xét.

Thực phẩm như gạo có thể được tiêu hóa dễ dàng thay vì thịt heo mang tính nặng và nhiều dầu. Do đó, chất lượng và số lượng thức ăn thường được cân nhắc dựa trên mức độ hiệu quả trong tiêu hoá của loại thức ăn đó. Ayurveda nhấn mạnh rằng, một chế độ ăn uống phải được lựa chọn đúng cách và xây dựng một cách khôn ngoan, không chỉ theo điều kiện thể chất của một người, mà còn cần xem xét đến cấu trúc cơ thể/ tạng người (pita, kapha, hoặc vata), thay đổi theo ngày, mùa và các yếu tố tự nhiên khác xung quanh môi trường sống của mỗi người.  Theo Ayurveda, việc sử dụng thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe, trong khi thực phẩm không lành mạnh biểu hiện ra bệnh tật.

Thực phẩm được phân loại tùy theo tác động của chúng đối với cơ thể và được xác định bởi các tính chất độc đáo của chúng: ras (vị), virya (tác động trong khi tiêu hóa), vipak (tác động sau tiêu hoá) và prabhav (tác động về mặt dược lý).  Do đó, thực phẩm được phân loại dựa trên các đặc tính và (các) ảnh hưởng của chúng đối với quá trình tiêu hoá.

Vì vị giác (Rasa) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa hiệu quả cho nên việc phân loại thực phẩm và các nhóm thực phẩm được phát triển theo khẩu vị. Sáu vị (rasa) của thực phẩm bao gồm: ngọt (madhura), chua (amla), mặn (lavana), hăng/cay (tikta), đắng (katu) và the/chát (Kashaya). Sáu vị này cũng tương ứng với sáu giai đoạn của quá trình tiêu hoá.

Mỗi vị đều đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ tiêu hóa và miễn dịch.  Sáu vị được tiếp nhận trên các vị trí khác nhau của lưỡi và tương ứng với các cơ quan tiêu hóa đặc biệt liên quan tới chuyển hoá.

Vị ngọt được cảm nhận bằng đầu lưỡi và liên quan đến các cơ quan tương ứng: tuyến giáp và vùng chóp phổi.  Vị hăng/cay liên quan đến dạ dày và đầu; vị đắng đối với tuyến tụy, gan và lá lách; vị chua vào phổi;  và mặn liên quan tới thận; the/ chát liên quan tới ruột non và ruột già.

Vị giác (Rasa)

Mỗi vị giác được thức ăn kích thích đều góp phần nuôi dưỡng cơ thể khi được tiêu thụ với số lượng thích hợp. Vị ngọt thúc đẩy cuộc sống nói chung, cung cấp sức mạnh tổng thể, giúp da sáng bóng và có lợi cho cổ họng (Charak). Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng kapha và góp phần gây béo phì, tắc nghẽn và các chứng bệnh khác. Vị chua kích thích “agni” (lửa tiêu hoá), cung cấp năng lượng, đánh thức tâm trí, kích thích tiết nước bọt. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức sẽ gây ợ chua, khó tiêu, tích nước. Vị mặn có tính nặng và nhiều dầu và khi tiêu thụ vừa phải sẽ giúp chống co thắt, thúc đẩy năng lượng và giúp duy trì cân bằng nước và điện giải. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều vị mặn sẽ gây tích nước, làm tăng huyết áp và gây nôn. Khuyến khích sử dụng muối mỏ vì chứa 1 số hàm lượng khoáng chất. Vị hăng, ở mức độ vừa phải sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, hấp thụ, cho phép làm sạch xoang và hệ  tuần hoàn, và đào thải độc tố. Nó hoạt động như một chất làm loãng máu và góp phần mang lại sức sống và sinh lực cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều có thể gây vô sinh, mệt mỏi và khát quá mức. Thực phẩm đắng như nghệ, bồ công anh, lô hội và cỏ cà ri sẽ kích thích tất cả các vị khác.  Chúng giúp hạ sốt, làm săn chắc tuyến tụy và giảm béo. Tiêu thụ quá mức có thể gây chóng mặt. Thực phẩm the/chát như chuối xanh, lựu và đậu xanh hỗ trợ hấp thụ và liên kết. Sử dụng quá mức sẽ gây ra hiện tượng khó chịu, táo bón và đông máu.

Khi các thực phẩm khác nhau được dùng kết hợp với nhau mà tính chất của chúng không bổ sung cho nhau sẽ gây ra đầy hơi, và có thể gây dư axit và các chất độc được hình thành trong cơ thể. Tuy nhiên, cùng một loại thực phẩm khi được dùng riêng giúp dễ tiêu hóa và có thể thúc đẩy agni (lửa tiêu hoá). Do vậy, Ayurveda đưa ra những hướng dẫn về cách kết hợp thực phẩm để có thể giúp hấp thu dinh dưỡng tối ưu và tiêu hóa hợp lý. Ngoài ra, Ayurveda còn đề xuất các loại thảo mộc gia vị trong nấu ăn (nấu ăn theo kiểu Ayurveda) để giúp thức ăn trở nên tương thích hơn cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy, nấu ăn kiểu Ayurveda rất khoa học trong việc kết hợp thực phẩm và tính chất của chúng để có được sức khoẻ tối ưu.

Chế độ ăn uống

Ayurveda khẳng định rằng mỗi loại thực phẩm đều là thuốc, vì vậy không có thực phẩm tốt hay xấu. Để đạt được tối ưu trong việc hấp thu dinh dưỡng, Ayurveda cung cấp một cách tiếp cận tổng quát đối với việc cân bằng thực phẩm bằng cách xây dựng các nhóm thực phẩm mang tính cân bằng, hài hoà, dễ tiêu hóa và thúc đẩy hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi dosha của thức ăn có tính chất giống với dosa của một người, nó sẽ làm tăng dosha của người đó. Do đó, người ta phải chọn nhóm thực phẩm thích hợp để cân bằng dosha.

Ayurveda khuyến nghị

  1. nên ăn ít thực phẩm sống (bao gồm cả rau).
  2. nên tìm hiểu về đặc tính của các loại thảo mộc và tác dụng của chúng trước khi sử dụng.
  3. tránh kết hợp thực phẩm kị nhau như chuối với sữa.

Ayurveda tin rằng thực vật và các sản phẩm từ thực vật trong chế độ ăn uống của chúng ta có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trạng thái thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Để có hệ tiêu hóa tốt, không nên ăn quá nhiều thức ăn thô và tránh ăn lại đồ dư thừa từ bữa trước, nên dùng  thực phẩm tươi, nhà trồng/làm được để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Gia vị được sử dụng để làm cho thực phẩm tương thích với nhau và cân bằng các tác động xấu của nó. Và để kích thích khí và các enzym tiêu hóa thì ta nên ăn thức ăn ấm thay vì đồ lạnh.

Thời gian tiêu thụ thức ăn cũng cần được lưu ý, chẳng hạn như tạng người Vatta có thể ăn với số lượng ít hơn và chia nhỏ nhiều bữa.  Tạng người Pitta có thể dùng bữa lớn với nhiều chất vào buổi trưa (có thể ăn tối đa ba bữa chính/ngày) trong khi tạng người Kapha có thể bỏ bữa sáng và có thể coi bữa trưa là bữa ăn chính. Và giới tính, độ tuổi cũng là yếu tố cần được xem xét. Người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm vata, người trung niên phải thực hiện chế độ ăn uống chống tăng huyết áp (giảm pitta) và thanh thiếu niên nên được áp dụng chế độ ăn kiêng giảm kapha. Thậm chí, nam giới có thể xem xét chế độ ăn giảm pitta, và phụ nữ nên giảm kapha.

Đầu óc thoải mái và bình tĩnh sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt, bởi vậy, không nên ăn khi đang có những cảm xúc quá mạnh như căng thẳng, tức giận và đau buồn, vv vì những yếu tố này khiến quá trình tiêu hóa không đều và không bình thường, hơn nữa, còn có tác động tiêu cực đến tâm trí, trung tâm kiểm soát cảm giác và nhận thức.

Vai trò của gia vị trong chế độ ăn uống theo lối Ayurveda

Các loại thảo mộc và gia vị đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng Ayurveda, vì chúng được sử dụng để mang lại sự cân bằng cho thực phẩm. Ví dụ, gừng làm trung hòa tính nặng, khó tiêu của thực phẩm, do đó thêm gừng sẽ chuyển đặc tính của thực phẩm nặng thành trạng thái nhẹ hơn. Tương tự như vậy, khi kết hợp với các thực phẩm khác nhau, tác động sẽ thay đổi phương thức hoạt động của nó như gừng khi dùng với đá muối sẽ làm giảm các triệu chứng vayu/ vata (gió). Với đường phèn sẽ giảm pita (lửa) và khi dùng với mật ong sẽ giảm kapha (nước, đất). Với những đặc tính linh hoạt, gừng được dùng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, dạ dày co thắt, cảm lạnh, ho và hen suyễn. Ngoài công dụng về mặt dược liệu, các loại thảo mộc và gia vị làm tăng mùi vị và hương vị của thực phẩm và hỗ trợ bài tiết tiêu hóa, giúp bổ sung khoáng chất, vitamin. Năm loại gia vị thường dùng được mô tả dưới đây

Thực phẩm và chế độ ăn uống không tương thích

Tên thông thường & tên khoa họcTên tiếng PhạnTính chấtCông năngCông dụng
Hạt thì là
Cuminum Cyminum
JiraĐắng – Cay – TheP+ VK-Tăng khả năng tiêu hóa,
trị tiêu chảy
Nghệ
Curcuma Longa
Haldi/ HaridaĐắng – Cay – TheVP+ K-Tăng tiêu hóa, chống viêm,
tiêu viêm
Gừng
Gingiber Officials
AdralchaCay – NgọtVK- P+Thúc đẩy tiêu hóa, đầy hơi, giải cảm, hưng phấn thần kinh, giảm đau, chống nôn
Hạt tiêu đen
Piper Ningrum
Kali MirchCay – NóngVK – P+Thúc đẩy tiêu hóa, tiêu mỡ,
giải cảm, long đờm
Hạt rau mùi
Coriander Sativa
DhaniaNgọt – TheVK+ P-Cân bằng Pitta

Ảnh hưởng của thức ăn lên tâm trí và cảm xúc

Ayurveda khẳng định rằng tâm trí bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng thức ăn, cách chuẩn bị thức ăn, cách trình bày, độ tươi mới của thực phẩm. Những yếu tố này ảnh hưởng lên tất cả năm giác quan và khả năng tiêu hoá. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên, Ayurveda đề cao việc lựa chọn thực phẩm tươi sống, chế biến thực phẩm bằng cách kết hợp các loại thực phẩm tương thích với các loại gia vị thảo mộc để nâng cao hương vị và mùi vị. Với chủ trương rằng chất lượng của thực phẩm cũng ảnh hưởng lên cảm xúc, tinh thần và sức sống tinh thần, Ayurveda đã phân loại thực phẩm thành ba nhóm cơ bản:

Satva hoặc thực phẩm dễ tiêu/ thanh đạm: chẳng hạn như rau tươi, gạo, sữa, bơ, mật ong, trái cây, các loại hạt, khi ăn với số lượng phù hợp sẽ cân bằng cả ba doshas, mang lại sự hài hòa về tinh thần và khơi gợi nhận thức tỉnh táo.


Rajas hoặc thực phẩm tính bốc: chẳng hạn như tỏi, cà phê, rượu, đồ chiên rán, quá cay hoặc quá nóng sẽ kích thích trí tưởng tượng, ghen tị và cái tôi. Mặc dù những cảm xúc này có thể xuất hiện như những khía cạnh tiêu cực, nhưng một số trong số đó là cần thiết để có một cuộc sống cân bằng hài hòa. Thực phẩm mang tính bốc/cay/nóng nên được đưa vào chế độ ăn với lượng vừa phải.

Tamas hay thực phẩm nặng, trệ: bao gồm thực phẩm đông lạnh, một số loại rau, đậu phộng, thức ăn thừa và các loại thịt đều khiến cơ thể dùng nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa. Thức ăn như vậy có thể làm tăng những cảm xúc như sợ hãi, tham lam và lười biếng.  Loại thực phẩm này phải được đưa vào chế độ ăn uống một cách thận trọng.

Nguồn thực phẩm

Ngoài chất lượng cơ bản của thực phẩm, nguồn thực phẩm cũng cần được xem xét. Sữa nói chung là thức ăn mang tính Satva (nhẹ) và có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như người, bò, dê, cừu, trâu, lạc đà và ngựa và mỗi loài sẽ có đặc tính riêng. Các đặc tính của sữa đến từ các nguồn khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể tùy theo tạng người (dosha) của họ.
Sữa mẹ giúp tăng tuổi thọ và nuôi dưỡng.

Sữa bò ngọt, lạnh, mềm, không tanh, nhớt, mịn, nhầy, nặng, váng và trong. Sữa bò giúp trẻ hóa và thúc đẩy sức mạnh, trí tuệ. Do đó sữa bò có tính chất bổ dưỡng và được sử dụng như Rasayana (phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể). Sữa ấm của bò ngay sau khi vắt sữa (dharosna) giúp tăng sức đề kháng. Nó giống như ambrosia (Công thức cổ truyền của Ayurveda gồm 13 loại thảo mộc hỗ trợ sức khỏe tâm trí, não bộ và thần kinh; thúc đẩy sức sống và sức mạnh bên trong; chống oxy hóa mạnh mẽ. Tăng cường tiềm năng tinh thần và sức khỏe tổng thể) và làm giảm bớt cả ba doshas, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, sữa lạnh (dhara sita) làm trầm trọng thêm ba dosha. Vì vậy, sữa nên được uống ấm.

Sữa non: được gọi là Piyusa (cobstrum). Sữa non rất giàu lactalbumin, protein, chủ yếu là các globulin miễn dịch, tính nhẹ/ thanh, và dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, nhanh chóng chuyển hóa thành “Ojas tejas and prana” (tăng cường miễn dịch, cung cấp năng lượng và trợ giúp quá trình trao đổi chất tiêu hóa). Sữa non được tiết ra trước khi bắt đầu cho con bú nên có hàm lượng casein thấp và là một loại thuốc nhuận tràng nhẹ.

Sữa chua: được gọi là dadhi, là một chế phẩm tuyệt vời được chế biến từ sữa bò. Nó tạo vị ngọt trong vipak (ruột già), là một món khai vị tuyệt vời, dễ tiêu hóa và làm giảm bớt Vata. Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là manda (không có vị). Ở giai đoạn thứ hai, dadhi có vị ngọt ngào và được gọi là svadu và giúp giảm chất béo kapha và vata. Giai đoạn thứ ba của dadhi: ngọt, chua và the và được gọi là Svadvamla. Ở giai đoạn thứ tư, được gọi là amlaki. Nó kích thích tiêu hóa và làm mạnh pitta và kapha trong máu. Ở giai đoạn thứ năm, dadhi trở nên cực kỳ chua và được gọi là atiamla.  Nó kích thích tiêu hóa.

Sữa dê có tính làm se, ngọt, nhạt và chữa được chứng atisara (tiêu chảy), ksaya (táo bón), jvara (sốt) và có thể dùng trong mọi tình trạng bệnh. Sữa dê ngọt, không gắt, nặng và nóng hỗ trợ làm giảm bớt pitta kapha.

Sữa trâu có vị ngọt, nặng và bùi, ức chế tiêu hóa nhưng tốt cho người mất ngủ và người có hệ tiêu hóa mạnh.

Ayurveda khuyến cáo rằng các chế độ ăn kiêng làm trầm trọng thêm dosha, và đối kháng về mùa, địa điểm, thời gian và sự kết hợp là có hại và nên tránh. Chẳng hạn như thức ăn thô và lạnh vào mùa Đông đối nghịch nhau về thời gian/ mùa. Mật ong và bơ sữa với số lượng bằng nhau sẽ đối kháng nhau và dùng cùng các trái cây họ dưa (melon) là một sự kết hợp thực phẩm không tốt. Uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa và ăn quá nhiều các loại hạt vào mùa hè sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng Pitta.

Đói và Dinh dưỡng

Khoa học hiện đại ủng hộ các nguyên tắc trong Ayurveda rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa thức ăn và tâm trí vì cơn đói và no đều được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi trên não; kích thích phần bên của vùng dưới đồi tạo nên cảm xúc thúc đẩy tìm kiếm thức ăn. Kích thích quá mức có thể gây ra chứng tăng não (ăn quá nhiều). Tương tự, trung tâm cảm giác no của não nằm trong vùng dưới đồi giữa có thể gây ra chứng mất ngôn ngữ (từ chối ăn) khi bị kích thích. Việc kiểm soát sự thèm ăn được điều chỉnh bởi hạch hạnh nhân của não và có mối liên hệ chặt chẽ với khứu giác và hệ thống limbic. Theo các nguyên tắc Ayurveda, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa mùi và cảm giác đói.  Vị giác, tiết nước bọt, nhai, và nuốt, tất cả ảnh hưởng đến cảm giác đói, no và hỗ trợ tiêu hóa.

Các hoạt động của trung tâm nuôi dưỡng được điều chỉnh bởi các nhu cầu dinh dưỡng như mức đường huyết thấp. Tuy nhiên, cảm giác đói khi dạ dày trống rỗng do sự kích thích của dây thần kinh Vegas, khiến dạ dày co bóp được gọi là “cơn đau” đói, được điều chỉnh bởi mức đường huyết, axit amin và chuyển hóa axit béo.  Việc trải qua bất kỳ vấn đề nào trong số này đều có thể dẫn đến vấn đề tiêu hóa.  Ayurveda khuyến cáo chỉ nên ăn khi đói và chỉ ăn 1/3 dạ dày để cơ thể có thể ở trạng thái tiêu hóa hiệu quả nhất.

Cũng như nhiệt độ cơ thể, cảm giác đói được điều chỉnh bởi hệ thống limbic, là một mối quan hệ chặt chẽ giữa các chức năng sinh lý này.  Khi lượng thức ăn tăng lên, tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và quá trình sản sinh nhiệt được tăng cường. Để duy trì sự cân bằng sinh lý, Ayurveda khuyên không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và hạn chế các hoạt động khác khi ăn bao gồm cả nói chuyện.  Ngoài ra, vì cảm xúc được xử lý bởi hệ thống limbic, Ayurveda khuyên bạn nên duy trì trạng thái bình tĩnh trong khi ăn để tối đa hóa quá trình tiêu hóa và nên tránh ăn khi cảm xúc gay gắt như tức giận, lo lắng, sợ hãi hoặc đau buồn xuất hiện.

Khát nước và uống nước

Lượng nước được điều chỉnh bởi các tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi ở trung tâm khát. Tùy thuộc vào nguồn của nó mà được xem như một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ.  Vì nước được coi là cần thiết để duy trì sự sống, nên nó không bao giờ bị cấm dùng trong bất kỳ trường hợp nào.  Nước ấm tính nhẹ, dễ tiêu hóa, kích thích và làm dịu tất cả dosha. Nó tốt cho kapha dosha khi bị hen suyễn, kasa (viêm phế quản), Jvara (sốt). Uống nước trước khi ăn tạo ra dịch dạ dày và lửa tiêu hóa. Nước lạnh cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và chỉ được khuyên dùng trong khi mất cân bằng Pitta như usma (quá nhiệt), madatyaya (uống rượu), bramara (buồn nôn), mệt mỏi về thể chất và nôn mửa. Không nên dùng nước lạnh khi bị cảm lạnh, đầy hơi, biếng ăn, nấc cụt và ngay sau khi điều trị bằng liệu pháp oleation (Uống một loại Ghee đặc biệt được chế cùng với thảo dược).

Trong quá trình ăn uống, nước uống với số lượng ít sẽ kích thích tiêu hóa và có thể uống vào sau khi ăn (với tình trạng béo phì). Nước được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa và làm hóa lỏng chất dinh dưỡng. Do đó, nên thường xuyên uống một lượng nước nhỏ trong bữa ăn và chỉ nên để một phần ba dung tích dạ dày chứa nước.

Thức ăn nạp vào được tiêu hóa bởi “jathar agni” (lửa dạ dày). Các chất dinh dưỡng ăn vào từ thực phẩm trải qua quá trình hấp thụ, đồng hóa và cuối cùng được chuyển hóa thành năng lượng hoặc ý thức. Theo Ayurveda, agni, nguyên tố lửa của cơ thể chi phối quá trình này, và sinh lực (Prana), hệ thống miễn dịch tích cực (Ojus) và sức mạnh tế bào (Teias) đều là biểu hiện của dinh dưỡng được chuyển hóa nhờ lửa tiêu hóa.

Sản phẩm cuối cùng của thực phẩm, sau khi tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, ngấm vào máu, thông qua hệ tuần hoàn và gửi đi nuôi toàn bộ các mô cơ thể. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này được chọn lọc và vận chuyển đến các mô và các vị trí cụ thể khác trong cơ thể, sau đó được chuyển hóa thành năng lượng.

Sophia Ngo.

Bài đã đăng trên bookhunter.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *