Chán ăn có nghĩa là không thấy thèm ăn hoặc thất thường. Chán ăn tâm thần đề cập đến một rối loạn tâm lý khiến cảm giác thèm ăn bị ức chế. Chán ăn có liên quan đến tình trạng ăn ít do căng thẳng, do lượng agni thấp và tiêu hóa kém. Căn nguyên của chứng chán ăn cũng có thể là do thể chất, vì kém ăn thường là biến chứng của thiếu máu, mất nước và thiếu axit dạ dày.
Một người có thể chọn biếng ăn vì sợ béo phì hoặc kém hấp dẫn. Họ có thể sợ mất kiểm soát cân nặng, ngay cả khi họ nhận thấy cân nặng hiện tại của mình là bình thường. Lý tưởng về dáng vẻ mảnh mai bắt nguồn từ sự thôi thúc phải nhẹ nhàng, độc lập và không bị gò bó. Họ tin rằng bằng cách kiểm soát ham muốn (cơn thèm ăn) của mình, họ cũng là người làm chủ vận mệnh của mình.
Chán ăn tâm thần có thể gây ra tình trạng thiếu hụt và thoái hóa lâu dài ở cơ quan tiêu hóa. Đặc biệt, chứng chán ăn gây liệt dạ dày – mất chức năng của tế bào thành dạ dày.
Gustin là loại hormone phổ biến chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và duy trì tất cả các cơ quan cảm giác, bao gồm cả vị giác và khứu giác. Các cơ quan cảm giác cần vận hành khỏe mạnh để tạo ra cảm giác thèm ăn uống. Trong miệng, Gustin được gọi là hormone nước bọt, nó có tác dụng gây chảy nước miếng. Gustin là một loại protein kim loại kẽm, khiến kẽm trở thành kim loại vi lượng chính tạo nên mọi cảm giác. Tất cả các cơ quan cảm giác đều phụ thuộc vào lượng kẽm thích hợp để phát triển và duy trì. Lượng kẽm thấp có liên quan trực tiếp đến lượng gustin thấp và cảm nhận mùi vị kém.
Tại sao mọi người chán ăn?
Hãy tưởng tượng nếu mỗi lần ăn, bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và mất đi sức sống. Hãy tưởng tượng năng lượng của bạn cạn kiệt, mục tiêu trong ngày của bạn bị trôi theo cơn buồn ngủ. Hẳn bạn sẽ đổ lỗi tại thức ăn.
Khi mắc chứng chán ăn, mọi người sẽ coi bạn là người thiếu cân. Nhưng đó không phải là cách bạn nhìn nhận cơ thể mình. Bạn thấy mỗi miếng thức ăn, mỗi kg bạn tăng lên đều khiến bạn có ít năng lượng sống hơn. Thức ăn bắt đầu khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi bạn nhìn chằm chằm vào từng miếng thức ăn, băn khoăn không biết nên nuôi dưỡng bản thân và cảm thấy uể oải hay bỏ đói bản thân và cảm thấy tràn đầy năng lượng. Với mỗi kg giảm đi, bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, mặc dù ở mức độ sâu hơn, bạn biết mình đang giết chết chính mình. Bạn biết rằng vấn đề thực sự không phải là thức ăn, nhưng dường như bạn không thể tìm ra lối thoát khỏi tình trạng này.
Tình trạng này có thể xảy ra hàng ngày đối với người mắc chứng chán ăn. Những người chán ăn có thể cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi và chướng bụng, hoặc đau đớn và khó chịu ở mức độ nào đó về thể chất hoặc tinh thần mỗi khi họ ăn. Mặc dù chán ăn là một chứng rối loạn tâm lý nhưng tâm lý cũng liên quan đến cảm giác của một người sau khi ăn. Không phải ai mắc chứng rối loạn ăn uống cũng mắc chứng chán ăn, nhưng với mỗi người bị rối loạn ăn uống, tác động của thức ăn lên cơ thể cũng ảnh hưởng đến cảm giác đói, thèm ăn, làm sai lệch mối quan hệ của bạn với thức ăn.
Thuật ngữ chán ăn hay biếng ăn, được William Gull, một trong những bác sĩ riêng của Nữ hoàng Victoria đặt ra vào năm 1873. Trong bối cảnh ăn uống không điều độ, chứng chán ăn xảy ra khi một người ăn kiêng quá mức, dù đang trong tình trạng bị thiếu cân trầm trọng. Nó cũng có thể xảy ra do một số bệnh như ung thư, một số loại thuốc và phương pháp điều trị y tế như hóa trị.
Điều đáng kinh ngạc là chứng rối loạn ăn uống có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các chứng rối loạn tâm thần, trong đó chứng biếng ăn là nguy hiểm đến tính mạng nhất. Theo truyền thống, các rối loạn ăn uống như chán ăn được cho rằng phát triển do căng thẳng tâm lý hoặc chấn thương. Mặc dù điều này đúng trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có thể có một thành phần thể chất mạnh có thể liên quan đến sự phát triển của chứng chán ăn – khó tiêu.
Chán ăn & khó tiêu
Một số người mắc chứng biếng ăn có đường tiêu hóa nhạy cảm và phản ứng với một số loại thực phẩm gây đầy hơi và chướng bụng như bắp cải, bông cải xanh, và đậu. Họ cũng có thể đặc biệt nhạy cảm với những thực phẩm nặng hơn, khó tiêu hóa hơn, chẳng hạn như sữa, đồ nếp. Loại khó tiêu này, trong Ayurveda là đặc trưng của một loại dosha dị hóa (Vata), được gọi là vishamagni.
Một số người mắc chứng biếng ăn cảm thấy bị sa lầy bởi thức ăn có lượng calo duy trì sự sống, chẳng hạn như pho mát, bánh mì và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Mỗi lần ăn những thực phẩm có thể giúp tăng cân, họ lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chưa kể sợ tăng cân. Loại khó tiêu này, là đặc trưng của dosha dị hóa (Kapha), trong Ayurveda gọi là mandagni.
Những người khác có thể cảm thấy đau và khó chịu khi ăn do bị loét tá tràng hoặc nhiễm vi khuẩn H.pylori. Loại khó tiêu này là đặc trưng của dosha Chuyển hóa (Pitta), được biết đến trong Ayurveda với tên tikshnagni.
Khi có cảm giác khó tiêu hoặc lo lắng trong mỗi bữa ăn, một cái bụng nhẹ, trống rỗng có thể bắt đầu có vẻ ngày càng hấp dẫn hơn một cái bụng no. Những người mắc chứng biếng ăn cho biết họ mong muốn có được cảm giác nhẹ nhàng và đầu óc minh mẫn khi bụng đói. Tất nhiên, dạ dày trống rỗng có thể khiến người đó cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng, nhưng đôi khi, đặc biệt là khi bị khó tiêu, thì cảm giác nhẹ nhàng khi bụng đói sẽ rất hấp dẫn và thực sự có thể khiến một người tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. Điều này có thể khiến người đó ngừng ăn những bữa ăn chính hoặc bắt đầu bỏ bữa hoàn toàn.
Khó tiêu là một yếu tố gây bệnh
Mặc dù những người mắc chứng biếng ăn có xu hướng khó tiêu nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh và có thể là yếu tố gây bệnh. Sự khó chịu mãn tính củng cố niềm tin nhất định về thực phẩm. Ví dụ, một người có thể tin rằng đồ ăn khiến họ cảm thấy khó chịu và họ nên tránh nó. Họ có thể tin rằng thức ăn nặng nề, làm giảm khả năng tập trung và khó tập trung hơn. Họ có thể bắt đầu tin rằng ít thức ăn hơn có nghĩa là tâm trí sẽ rõ ràng và tập trung tốt hơn, đồng thời sự rõ ràng và tập trung tốt hơn đồng nghĩa với thành công. Những niềm tin đó cũng có thể được hỗ trợ bởi môi trường văn hóa khi áp lực buộc phải nhìn theo một cách nhất định và đạt được một mức độ thành công nhất định ngày càng tăng. Tuy nhiên, có thể nguồn gốc của những niềm tin này bắt nguồn từ hoặc được củng cố bởi chứng khó tiêu. Những niềm tin này có thể khiến một người mắc chứng biếng ăn, trong khi một người chưa bao giờ bị chứng khó tiêu mãn tính có thể không phải chịu những hậu quả tương tự.
Trong khi chứng khó tiêu đóng một vai trò quan trọng trong chứng chán ăn và thậm chí có thể là một yếu tố gây bệnh, chứng rối loạn này có thể có nguồn gốc tâm lý sâu xa. Điều quan trọng cần lưu ý là các thành phần tâm lý của chứng rối loạn ăn uống nằm ngoài phạm vi của người thực hành Ayurveda và người đang hồi phục nên thường xuyên gặp bác sĩ trị liệu có trình độ.
Mục tiêu điều trị chính trong Ayurveda khi phục hồi sau chứng rối loạn ăn uống là khắc phục chứng khó tiêu, phục hồi cảm giác thèm ăn và khôi phục mối quan hệ lành mạnh của cơ thể với thực phẩm.
Sophia Ngo.
Bài viết có tham khảo các kiến thức về dưỡng sinh trong cuốn sách: “Ayurveda – Nền tảng Dưỡng sinh Ấn Độ: các nguyên lý điều hoà thân tâm qua ẩm thực, yoga và thiền định”